Trồng Răng

Cầu Răng Sứ

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp được áp dụng để phục hình một hay nhiều răng đã mất. Với phương pháp truyền thống người ta thường mài 2 chiếc răng bên cạnh răng đã mất. Sau đó làm 1 cầu răng gồm 3 – 4 mão sứ gắn liền với nhau để lấp đầy vị trí răng đã mất.

Phần răng sứ chính giữa sẽ thay thế răng mất, còn 2 răng sứ còn lại nằm 2 bên sẽ làm trụ đỡ cho cầu răng. Giúp nâng đỡ cho các răng giả và thay thế cho các chiếc răng đã mất trên cung hàm.

Ngày nay với sự phát triển của nền y khoa khi muốn làm cầu răng sứ từ 3 – 4 đơn vị. các bác sĩ không tiến hành mài cùi răng thật bên cạnh nữa mà tiến hành gắn trụ Implant. Việc này sẽ giúp bảo tồn hai chiếc răng thật trên cung hàm nhưng vẫn mang lại hiệu quả như mong muốn.

Hiện nay thì chất liệu làm cầu răng sứ có rất nhiều loại như răng toàn sứ hay răng sứ kim loại. Nhưng để đảm bảo về thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai thì các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân của mình thực hiện làm cầu bằng răng toàn sứ. Vì chúng có độ cứng chắc hơn, tuổi thọ lâu dài và đặc biệt không gây ra tình trạng đen viền nướu.

Có những loại cầu răng sứ phổ biến nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng phục hình chiếc răng đã mất. Tùy vào số lượng răng đã mất, nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại cầu răng sứ khác nhau. Dưới đây là 4 loại cầu răng sứ cho bạn lựa chọn:

Cầu răng sứ truyền thống

Là phương pháp tối ưu và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay khi mất từ 1 – 2 răng. Cầu răng sứ này được hỗ trợ bởi 2 mão sứ nằm 2 bên của khoảng mất răng và răng giả ở giữa thay thế cho răng đã mất. Bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng ở nằm 2 bên, sau đó gắn cố định cầu răng sứ lên trên.

Cầu răng sứ cánh dán

Mất răng vùng răng trước thường được áp dụng phương pháp này. Vì phương pháp này không chịu được lực ăn nhai lớn, dễ bị rơi. Một chiếc răng giả sẽ có cấu tạo gồm phần răng giả lấp vào khoảng trống mất răng và dải kim loại hoặc sứ 2 bên gọi là cánh dán. Phần cánh dán sẽ được cố định vào 2 răng nằm ở 2 bên khoảng mất bằng bằng xi măng nha khoa chuyên dụng giúp cho chiếc răng giả có thể tồn tại trên cung hàm.

Cầu răng sứ nhảy (cầu răng sứ đèo)

Phương pháp này thích hợp để phục hồi vùng răng cửa và răng nanh. Bởi đây là những vị trí không cần quá nhiều lực như răng hàm. Tuy nhiên phương pháp này không nên thực hiện rộng rãi, vì lực ăn nhai không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiếc răng làm trụ.

Cầu răng sứ đèo cũng gần giống với cầu răng sứ truyền thống là đều dùng răng bên cạnh để giúp phục hình chiếc răng giả. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất đó chính là phần trụ răng đỡ mão sứ chỉ nằm ở 1 bên thay vì ở cả 2 bên khoảng mất răng.

Cầu răng sứ Implant

Đây là phương pháp phục hình răng sứ tốt nhất hiện nay, chúng được cải tiến từ phương pháp cầu răng sứ truyền thống. Với cầu răng sứ Implant bạn sẽ bảo tồn được răng thật bên cạnh chiếc răng đã mất. Bạn sẽ không phải mài 2 chiếc răng bên cạnh thành cầu để giữ chiếc răng giả.

Bởi các trụ không phải là răng thật mà là các trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm. Chúng sẽ thay thế các chân răng đã mất, làm điểm tựa để các mão sứ tồn tại được ổn định, lâu dài hơn. Ngoài ra còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm so với các phương pháp truyền thống.

Thông thường với các cầu răng sứ cũ bạn sẽ chỉ phục hình được từ 1 – 2 đơn vị răng nhưng với phương pháp này bạn có thể phục hình được tới 6 đơn vị răng trên cung hàm. Mà vẫn mang lại được hiệu quả như mong muốn cả về thẩm mỹ lẫn ăn nhai.

Những trường hợp nên làm cầu răng sứ

Mặc dù được ra đời rất lâu trước đây nhưng cầu răng sứ vẫn được rất nhiều nha sĩ chỉ định cho bệnh nhân của mình. Làm cầu sứ thường áp dụng những trường hợp sau đây:

Những người mất 1 – 3 răng liền kề hoặc một vài răng mất xen kẽ.

Những người bị mất răng và các răng bên cạnh vẫn còn chắc khỏe để có thể mài làm trụ cầu.

Những người mất răng nhưng không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện cấy ghép Implant.

Người mất răng có lợi chắc khỏe, lợi vùng chiếc răng làm cầu không bị viêm nhiễm.

Các răng đối diện với chiếc răng đã mất phải trong tình trạng tốt.

Tình trạng sức khỏe toàn thân phải khỏe mạnh hoặc đã được điều trị ổn định.

Ưu điểm của làm cầu răng sứ
Tính thẩm mỹ

Răng sứ trên cầu răng có màu sắc tự nhiên tựa răng thật. Với dòng toàn sứ thì tính thẩm mỹ càng cao nhờ độ trong, độ phản quang tốt. Kỹ thuật gắn răng hiện đại tạo độ khít sát với vị trí mất răng giúp không ai nhận ra bạn đang lắp răng giả

Cái thiện chức năng ăn nhai nhanh chóng

Với cầu răng sứ bạn hoàn toàn có thể an tâm, thoải mái ăn nhai giống như răng thật với chất liệu sứ có độ chịu lực lớn. Thời gian phục hình nhanh chóng chỉ mất khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày, không lâu như trồng răng bằng Implant.

Phục hồi các chức năng ăn nhai khác của răng

Không chỉ khôi phục lại khớp cắn như bình thường mà cầu răng sứ còn giúp khôi phục khả năng phát âm, khuôn mặt trở lên hài hòa hơn.

Ngăn ngừa được các biến chứng khi mất răng gây ra

Một số biến chứng khi mất răng có thể gây ra như các răng ở trên và xung quanh chiếc răng mất sẽ bị dịch chuyển, xô lệch về vị trí răng mất. làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai. Đặc biệt có thể ngăn ngừa được tình trạng lệch khớp thái dương hàm do mất răng gây ra.

Tiết  kiệm chi phí

Cầu răng sứ có chi phí thấp hơn cấy ghép Implant rất nhiều. Hơn những có nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn, tùy vào chất liệu sứ làm cầu răng sứ. Nên đây phương pháp phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Nhược điểm của làm cầu răng sứ

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội bên trên thì cầu răng sứ cũng tồn tại những nhược điểm cần khắc phục:

Mài đi răng thật để làm trụ đỡ, sau một thời gian các trụ răng sẽ dễ bị hỏng, ê buốt hoặc ảnh hưởng tới tủy răng sau này.

Thời gian sử dụng không trọn đời như phương pháp trồng răng Implant. Thông thường một cầu răng sứ chỉ tồn tại được khoảng 5 – 7 năm.

Không khắc phục được tình trạng tiêu xương, tụt nướu. Do làm cầu răng sứ chỉ thay thế được phần thân răng ở trên mà không khắc phục được thăn răng ở dưới.

Dễ gây viêm chân răng trụ và gây hôi miệng, do đọng thức ăn dưới cầu chân răng

Dễ bị ê buốt, khó chịu khi mài trụ làm cầu. Nếu thực hiện ở nha khoa kém chất lượng tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên do cầu răng sứ bị cong, vênh.

Chỉ áp dụng cho một vài trường hợp nhất định do phải đảm bảo trụ răng bên cạnh đạt yêu cầu. Trong một số trường hợp trụ răng sẽ phải chữa tủy, làm thấp đi để phù hợp với răng đã mất, chiếc trụ răng còn lại.

Bài viết liên quan: