Bệnh lý

Nhổ Răng Khôn Không Đau

Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là những chiếc răng được mọc sau cùng và nằm phía trong trên cung hàm. Các răng này bắt đầu mọc khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển. Độ tuổi mọc răng khôn thông thường là trong độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi. Nhưng có một vài trường hợp đặc biệt hơn 30 tuổi răng khôn mới bắt đầu mọc.

Răng khôn sở dĩ được gọi là răng số 8 bởi chúng thường mọc ở vị trí cuối cùng (nằm sau răng số 7 và sát vách hàm). Cũng chính bởi răng mọc ở vị trí này nên thường xảy ra tình trạng bị lệch, ngầm khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu. Với những tình trạng răng mọc ngầm hay nghiêng còn ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm.

Mỗi người chúng ta thường sẽ mọc từ 1 – 4 chiếc răng khôn, hoặc cũng có thể không mọc chiếc nào. Theo các bác sĩ nha khoa thì răng khôn được gọi như sau:

Răng khôn hàm trên là răng số 18, 28
Răng khôn hàm dưới là 38, 48

Tác hại của răng khôn mọc lệch

Răng khôn không có chức năng ăn nhai trên cung hàm, nếu chúng mọc lệch thì sẽ gây ra rất nhiều tác hại như sau:

Răng khôn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng mọc chen chúc, lộn xộn trên cung hàm vì đa phần răng khôn đều mọc lệch do xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng.
Do vị trí của răng khôn nằm ở trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh hằng ngày. Dễ gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu, các bệnh về răng miệng khác.
Vụn thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ ở những vị trí răng mọc lên được một phần hoặc mọc lệch. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng sâu răng, đau nhức và nhiễm trùng.
Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm ở vùng nướu răng. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng…
Răng mọc lệch sẽ làm xô đẩy các răng khác trên cung hàm, tạo nên tình trạng răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn.

Các biến chứng của răng khôn

mọc lệch?
Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm: Răng khôn mọc lệch thường gây sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi lợi gây viêm lợi trùm có mủ, viêm quanh chân răng cấp. Thậm chí viêm nhiễm do răng khôn có thể gây tử vong do nhiễm trùng máu.
U nang xương hàm: Răng khôn mọc lệch còn có thể gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh, thậm chí răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm. Nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh.
Sâu răng, ảnh hưởng đến răng số 7: Răng khôn mọc lệch rất khó vệ sinh gây nhiễm khuẩn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh gây sâu răng. Khi răng khôn bị sâu sẽ gây đau, viêm nhức tủy và lan rộng tổ chức sâu sang răng số 7, phá hủy cấu trúc răng số 7.
Rối loạn phản xạ và cảm giác: Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch chèn ép các dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Mặt khác, răng khôn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

Bài viết liên quan: