Niềng răng

Niềng răng thẩm mỹ là gì ?

Niềng răng thẩm mỹ là gì?

Niềng răng là phương pháp đã ra đời rất lâu trước đây để giúp bạn cớ được hàm răng thẳng hàng, chuẩn khớp cắn. Phương pháp này luôn là lựa chọn tối ưu nhất và được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng miệng.

Chỉnh nha có thể khắc phục được tình trạng răng hô, móm, thưa, khấp khểnh, lệch khớp cắn… từ nặng đến nhẹ do răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, thun, khay niềng… để di chuyển răng đến vị trí mong muốn trên cung hàm.

Tại sao nên lựa chọn niềng răng ?

Niềng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay vì chúng mang nhiều ưu điểm mà không có phương pháp nào có được như sau:

Niềng răng mang lại thẩm mỹ tốt nhất bởi vì chúng không chỉ giúp răng trở nên thẳng hàng, đều đẹp. Mang lại cho bạn nụ cười hài hòa về đường viền lợi mà còn giúp khuôn mặt cân đối.
Không ảnh hưởng đến sức khỏe, không phải mài răng nên đảm bảo răng được bảo tồn tối đa, không gây ê buốt, không làm yếu răng khi về già.
Hiệu quả sau khi niềng có thể duy trì suốt đời mà không cần phải thực hiện lại như các phương pháp thẩm mỹ răng khác.
Cải thiện những khó khăn trong quá trình ăn uống do hàm răng đã chuẩn khớp cắn, không còn tình trạng lệch lạc, sai lệch khớp cắn.
Không phải trồng răng giả, nếu bạn mất một hoặc vài chiếc răng trên cung hàm thì niềng sẽ giúp kéo các răng lại sát khít với nhau mà không cần thực hiện trồng răng. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng có thể kéo các răng lại với nhau. Để biết chính thì bạn cần tới nha khoa thăm khám, tư vấn trực tiếp.
Khắc phục tình trạng phát âm không chuẩn, răng bị sai lệch khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ăn nhai mà còn làm cho phát âm bị khó nghe, nuốt âm, ngọng. Vì vậy khi răng đều đặn trên cung hàm sẽ giúp phát âm chuẩn hơn, giọng nói dễ nghe hơn. Từ đó sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của bạn khá nhiều.
Niềng răng từ nhỏ cho trẻ sẽ giúp xương hàm phát triển thuận lợi hơn, việc chỉnh nha khi lớn sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn. Đồng thời ngăn ngừa được tình trạng phải phẫu thuật xương hàm khi trưởng thành.

Các loại niềng răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng, mỗi loại sẽ có các ưu nhược điểm và chi phí khác nhau. Người ta thường chia các loại niềng răng theo chất liệu, vị trí và cấu tạo của dụng cụ niềng. Để lựa chọn cho mình loại dụng cụ chỉnh nha phù hợp bạn không nên bỏ qua những nội dung dưới đây:

1. Niềng răng mắc cài mặt ngoài: Thường có cơ chế chung là sử dụng dây cung và mắc cài để tạo lực siết giúp kéo giúp đẩy răng về đúng vị trí đã định trên phác đồ điều trị. Vì mắc cài được đính ở mặt ngoài của răng nên ít nhiều sẽ bị lộ ra trong quá trình giao tiếp. Nhất là với loại mắc cài kim loại, sẽ lộ ra ngoài rất nhiều khi giao tiếp hàng ngày.

2. Chỉnh nha mắc cài mặt trong: Chỉnh nha mặt trong được đánh giá cao hơn về thẩm mỹ khi tất cả hệ thống dây cung và mắc cài kim loại được đính hoàn toàn ở mặt trong của răng. Vì thế mà khách hàng có thể thoải mái cười nói mà không lo sợ nẹp răng bị lộ ra ngoài.

Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây cảm giác khó chịu, vướng víu trong khoảng thời gian đầu mới gắn mắc cài. Ngoài ra không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có thể thực hiện gắn được loại mắc cài này. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, như vậy mới có thể thực hiện được.

3. Niềng răng mắc cài tự buộc: Khác với 2 phương pháp trên, vì hệ thống mắc cài được thiết kế nắp rãnh tự động, để các dây cung trượt tự do trên mắc cài. Vì vậy nên lực kéo sẽ được dàn đều hơn, không xảy ra tình trạng bung bật dây cung do đứt dây chun. Thời gian niềng răng với loại mắc cài này sẽ được rút ngắn hơn so với các phương pháp khác.

4. Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt): Đây là công nghệ niềng răng tiên tiến nhất, mang đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái, tiện lợi mà vẫn đưa răng về với cung hàm chuẩn. Nhờ ưu điểm tháo lắp nên niềng răng trong suốt thực sự tiện lợi với người dùng. Bạn có thể thoải mái tháo niềng để ăn uống, vệ sinh răng miệng và không cần tới nha khoa thường xuyên.

Niềng răng thông thường mất bao lâu?

Theo các chuyên gia tại Win Smile thì thời gian niềng răng mất bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thông thường một khách hàng khi chỉnh nha thường mất khoảng thời gian từ 1,5 – 3 năm. Để biết chính xác thời gian niềng của bản thân là bao lâu bạn nên tới trực tiếp nha khoa để thăm khám, tư vấn.

1. Độ tuổi niềng răng: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định niềng răng mất bao lâu. Theo các bác sĩ, thời điểm niềng thích hợp nhất là từ 6 – 12 tuổi. Bởi khi đó, xương hàm vẫn còn mềm và việc nắm chỉnh, di chuyển các răng đến vị trí mong muốn trên cung hàm dễ dàng hơn. Thời gian nắn chỉnh răng có thể sẽ mất từ 6 – 18 tháng. Ở độ tuổi trưởng thành khi xương hàm phát triển cứng chắc thì thời gian để nắn chỉnh các răng về chuẩn cung hàm sẽ lâu hơn. Thời gian chỉnh nha có thể mất từ 1 – 3 năm.

2. Tình trạng răng miệng hiện tại: Răng thưa hoặc khấp khểnh nhẹ thì quá trình điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Những trường hợp răng sai lệch nặng hay bị hô, vẩu, khớp cắn hở sẽ mất thời gian lâu điều trị dài hơn. Nếu trước khi thực hiện niềng bạn gặp tình trạng bệnh lý thì cần phải điều trị dứt điểm. Điều này sẽ khiến bạn mất khoảng thời gian từ vài tuần hoặc có thể mất vài tháng, thời gian niềng sẽ bị kéo dài hơn.

3. Thói quen ăn uống và cách chăm sóc sau khi niềng: Nếu tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ, răng sẽ nhanh chóng di chuyển theo đúng lộ trình mà bác sĩ đề ra. Trong những trường hợp không chăm sóc tốt, thường xuyên sử dụng thức ăn nhai cứng, thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn. Thậm chí còn có thể xảy ra sự cố như bung mắc cài, nền răng yếu đi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng sau này.

4. Thời gian ái khám định kỳ: Thông thường trong khoảng thời gian niềng bạn sẽ phải tới nha khoa tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc làm này giúp bác sĩ theo dõi được quá trình di chuyển của răng, điều chỉnh lại lực kéo. Vậy nên bạn cần tới tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, nếu không thể tới theo đúng lịch hẹn thì cũng không nên kéo dài thời gian này quá lâu.

Bài viết liên quan: